1. Các thực phẩm giàu axit béo Omega-3
Axit béo Omega-3 có tác dụng ngăn cản phản ứng của hệ miễn dịch gây viêm khớp, làm giảm các chứng đau mỏi… Omega-3 có nhiều trong các loại cá đặc biệt là mỡ cá, các loại cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá trống, cá hồi, tôm, cua… Tuy nhiên, nếu bạn dùng dầu cá để bổ sung Omega-3 thì cần tham khảo lời khuyên bác sĩ, vì việc dùng dầu cá quá liều sẽ gây bất lợi đến quá trình đông máu của cơ thể.
2. Bổ sung canxi từ nước hầm xương ống
Các món hầm từ xương ống, sụn bò và bê chứa nhiều glucosamine và chondroitin – hợp chất tự nhiên cấu thành sụn, giúp sụn chắc khỏe hơn. Đồng thời, trong các loại thực phẩm này còn chứa hàm lượng lớn canxi – thành phần cấu tạo xương giúp cải thiện tình trạng viêm khớp.
3. Đậu phụ
Đậu phụ là sản phẩm được làm từ nhiều loại đậu khác nhau như đậu xanh, đậu đen, và chủ yếu là làm từ đậu tương.
Đậu phụ chứa rất nhiều canxi (trong một khẩu phần 100 gam đậu phụ chứa lượng canxi tương đương với một ly sữa bò 235 ml). Chính vì vậy, đậu phụ trở thành thức ăn tốt cho xương khớp, đồng thời ngăn ngừa chứng loãng xương hiệu quả.
4. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa không chỉ chứa hàm lượng canxi và vitamin D cao, mà còn được bổ sung Collagen thủy phân giúp sụn tăng độ bền và tính dẻo dai, góp phần làm giảm các nguy cơ thoái hóa khớp gây viêm khớp.
Các chế phẩm của sữa (sữa chua, phô mai, kem tươi…) giúp xương thêm chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương.
Trong trường hợp lo ngại về lượng đường trong sữa và các chế phẩm từ sữa, bạn có thể chọn các sản phẩm ít đường hoặc không đường nhé!
5. Rau màu xanh đậm
Trong quá trình điều trị bệnh, nhiều bệnh nhân thường đặt câu hỏi cho bác sĩ rằng nên ăn gì tốt cho xương khớp?
Các bác sĩ ACC chia sẻ loại rau xanh như cải mầm, rau bina, cải xanh, cải xoăn, bắp cải, bông cải… là những nguồn thực phẩm giàu canxi, có tác dụng tốt để giảm thiểu tình trạng viêm khớp. Ngoài ra, trong rau màu xanh đậm cũng có vitamin K giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở người lớn tuổi.
6. Các loại nấm
Những món ăn tốt cho bệnh xương khớp nên có nấm, bởi đây là thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa, đồng thời hỗ trợ hấp thụ hàm lượng lớn vitamin D chống còi xương, nuôi dưỡng hệ xương khớp luôn linh hoạt.
7. Các loại trái cây
Đu đủ, dứa, chanh, bưởi cung cấp men kháng viêm và vitamin C, có thể chống lại sự phát triển của viêm đa khớp và viêm khớp dạng thấp.
Bên cạnh đó các chuyên gia cũng khuyên rằng những người bị viêm khớp nên thường xuyên ăn quả bơ. Bởi loại quả này chứa nhiều axit béo không bão hòa, carotenoid lutein và vitamin E có tác dụng chống viêm, nhờ đó mà xoa dịu các triệu chứng viêm khớp, làm chậm tiến trình thoái hóa của các tế bào nối các khớp và tái tạo các mô liên kết.
Một loại thực phẩm tốt cho xương khớp nữa phải kể đến là chuối. Thành phần của chuối nổi bật với trytophan và serotonin cao, đặc biệt là kali – chất điện phân ngăn ngừa mất canxi của cơ thể. Do đó để xương khỏe luôn dẻo dai, bạn nên ăn một quả chuối mỗi ngày nhé!
Và còn nhiều loại trái cây tốt cho xương khớp cần kể đến như: dâu tây, kiwi, việt quất, mâm xôi, nho đen… Chúng chứa hai hợp chất Rutin và Quercetin có thể giúp tăng mật độ xương, giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp.
8. Trà xanh
Trong trà xanh có chứa một chất chống oxy hóa nổi bật, gọi là catechin, có tác dụng chống viêm nhiễm, ngăn chặn các tổn thương ở sụn khớp.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chứng minh trà xanh giúp kích thích tạo xương, đồng thời giúp trì hoãn việc mất chất xương. Chúng ta có thể uống 3 – 4 cốc nước chè xanh mỗi ngày để có một hệ xương khớp chắc khỏe, nhất là ở những người già với nhiều bệnh lý về xương khớp (thoái hóa khớp, loãng xương).
9. Các loại gia vị
Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại gia vị như ớt, gừng, hạt tiêu đều có tác dụng chống viêm, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị các bệnh xương khớp, vì vậy, người bệnh nên bổ sung chúng vào bữa ăn hằng ngày.
2. Người bệnh xương khớp nên tránh ăn gì?
Dưới đây là danh sách thực phẩm không tốt cho hệ xương khớp:
Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt cừu): Vì chúng có thể làm tăng mức độ viêm khớp.
Thức ăn nhanh, bơ hoặc thức ăn chiên kỹ: Bởi chúng có thể kích thích phản ứng viêm, làm giãn mạch, khiến tình trạng đau khớp càng trở nên trầm trọng.
Các món ăn mặn, nhiều muối: Dung nạp quá nhiều muối trong cơ thể sẽ làm tăng hàm lượng natri, đồng thời làm giảm khả năng hấp thụ canxi, dễ dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp và viêm khớp mãn tính.
Thịt mỡ, bơ, thịt nguội, chà bông, xúc xích: Đây là nhóm thực phẩm gây tăng lipit máu bất lợi, tăng phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp.
Ngoài ra, người bệnh xương khớp cũng nên tránh các loại thức uống có cồn như rượu, bia, cà phê… để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
Không chỉ chú trọng về dinh dưỡng, mỗi người chúng ta còn nên quan tâm đến chế độ sinh hoạt lành mạnh như luyện tập thường xuyên, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng và tầm soát sức khỏe xương khớp định kỳ. Đặc biệt khi có bất kỳ cơn đau xương khớp nào bất thường, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Một số bài viết khác:
Hội chứng Tennis Elbow dẫn tới viêm gân
Phù nề dây chằng chéo trước có nguy hiểm không?
Bệnh viêm khớp tinh thể là gì? Nguyên nhân và Cách điều trị
Các bài tập tốt cho người bị trật khớp háng
Trật xương bánh chè: nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị
Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị