Phù nề dây chằng chéo trước có nguy hiểm không?

Phù nề dây chằng chéo trước do va chạm đầu gối trong sinh hoạt, lao động hoặc khi chơi thể thao thường không có biểu hiện rõ rệt nên rất khó nhận biết đến khi phát hiện bệnh đã chuyển sang những tổn thương khác, thậm chí gây thoái hóa khớp gối.

Chấn thương liên quan đến khớp gối chiếm nhiều trong các trường hợp tai nạn lao động, sinh hoạt, chấn thương thể thao,… Trong đó chấn thương dây chằng chéo trước gối là phổ biến nhất, khi bệnh nhân đột ngột chuyển hướng khiến dây chằng bị kéo căng và đứt một phần hoặc đứt hoàn toàn gây khó khăn khi di chuyển. Vậy đối với trường hợp phù nề dây chằng chéo trước có gây nguy hiểm không? Đây cũng là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Cấu tạo của dây chằng đầu gối

Khớp gối có nhiều dây thần kinh nên cấu tạo rất phức tạp bao gồm: Xương lồi cầu đùi, mâm chày, xương bánh chè, lớp sụn bọc đầu xương, gân, cơ và hệ thống dây chằng giúp khớp gối vững chắc để thực hiện mọi hoạt động.

Riêng đối với hệ thống dây chằng có các đặc điểm sau:

  • Dây chằng chéo trước (ACL): Trung tâm của khớp gối, kết nối xương đùi với xương chày, đảm nhiệm chức năng chính ngăn xương chày trượt qua xương đùi và giúp khớp gối chuyển động linh hoạt phía trước khi xương chày xoay.
  • Dây chằng chéo sau (PCL): Vị trí nằm sau khớp gối, giúp khớp gối chuyển động linh hoạt về phía sau.
  • Dây chằng giữa gối (MCL): Trải dài từ mặt trong của phần trên xương chày vào tới mặt trong của đầu dưới xương đùi, hỗ trợ ổn định xương cẳng chân.
  • Dây chằng bên ngoài (LCL): Nằm bên ngoài đầu gối tạo thành một góc hẹp ở phía sau, giữ mặt ngoài đầu gối ổn định.

Hệ thống các dây chằng chồng chéo lên nhau theo phía trước và phía sau, vì thế mà vận động của khớp gối khá phức tạp và dễ gặp chấn thương, trong đó dây chằng chéo trước gối là dễ gặp nhất.

Dấu hiệu nhận biết chấn thương dây chằng trước

Thực tế có nhiều trường hợp tổn thương dây chằng trước nhưng rất khó nhận ra bản thân đang gặp chấn thương, thậm chí có thể sinh hoạt đi lại bình thường. Tuy nhiên mọi người có thể nhận biết một số triệu chứng khác khi bị tổn thương dây chằng trước:

  • Sưng tấy quanh đầu gối: Bắt đầu xuất hiện trong vòng 24 tiếng khi bị chấn thương.
  • Đau nhức dữ dội: Ngay khi vừa xảy ra chấn thương nặng lẫn nhẹ, cảm giác đau nhức dọc theo đường khớp gối, không thể đứng thẳng được và có biểu hiện bầm tím.
  • Di chuyển khó khăn: Cảm giác khớp lỏng lẻo hơn bình thường, cảm giác đau khi trụ ở chân bị chấn thương.
  • Đôi khi bị cứng khớp ở một tư thế nào đó, phải gập duỗi gối mới về lại bình thường.

Phù nề dây chằng chéo trước có nguy hiểm không?

Các biểu hiện kể trên nằm trong trường hợp bị chấn thương dây chằng chéo trước, nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến teo cơ chân nhanh chóng. Do đó chỉ cần phát hiện một biểu hiện bất thường ở đầu gối dù chỉ ở mức phù nề dây chằng chéo trước, bạn cũng cần phải thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra để được chẩn đoán, có hướng điều trị phù hợp nhất.

Thắc mắc phù nề dây chằng chéo trước có nguy hiểm không?

Đối với mức độ tổn thương dây chằng chỉ ở mức phù nề, khả năng cao bạn vẫn chưa có dấu hiệu đứt dây chằng chéo trước mà chỉ bị sưng do va chạm mạnh, có thể hồi phục sau vài ngày nhưng cần phải nghỉ ngơi hợp lý, cụ thể:

  • Giữ nguyên gối ít nhất 48 tiếng sau khi chấn thương và nghỉ ngơi hoàn toàn từ 1 – 2 tuần để tình trạng sưng phù giảm đi.
  • Có thể kết hợp sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau theo tư vấn của bác sĩ.
  • Sau khoảng thời gian nghỉ ngơi, nên luyện tập động tác giúp tăng thời gian phục hồi dây chằng và độ vững vàng cho khớp gối.
  • Đặc biệt phù nề dây chằng chéo trước có thể gây viêm và đứt dây chằng bất kỳ lúc nào, bạn cần phải cẩn thận trong các hoạt động, không vận động mạnh.

Trường hợp phù nề dây chằng chéo trước nhẹ chỉ cần sau 3 – 4 tuần có thể sinh hoạt bình thường. Ngược lại nếu bác sĩ kết luận phù nề dây chằng chéo trước nặng, bạn có thể mất đến 2 tháng hoặc nhiều hơn để hồi phục hoàn toàn.

Phù nề dây chằng chéo trước có nguy hiểm không?
Phù nề dây chằng chéo trước có nguy hiểm không?

Phù nề dây chằng chéo trước có thể không nguy hiểm nhưng còn phụ thuộc vào cách chăm sóc, điều trị và luyện tập mỗi ngày. Nếu không, sẽ khiến dây chằng bị sưng to hơn và có thể dẫn đến thoái hóa khớp gối, khó trở lại bình thường.

Bài tập ngừa chấn thương dây chằng chéo trước

Trước mỗi buổi chơi thể thao hoặc tập thể dục, để tránh tối đa trường hợp bị chấn thương dây chằng chéo trước khớp gối, bạn nên thực hiện các bài tập sau đây:

  • Bài tập đảm bảo sự cân bằng tổng thể, tăng cường sức mạnh cơ bắp chân.
  • Bài tập vùng hông, bụng dưới và xương chậu.
  • Các thao tác nhảy, xoay, chuyển hướng và tiếp đất an toàn để cơ thể linh hoạt hạn chế chấn thương.

Bên cạnh các bài tập, việc khởi động trước buổi chơi các môn thể thao cũng giúp hạn chế chấn thương hiệu quả. Đồng thời cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm tăng cường dẻo dai và hạn chế các bệnh về xương khớp.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ có câu trả lời cho mình về việc phù nề dây chằng chéo trước có nguy hiểm không, cũng như hiểu được cấu trúc của dây chằng khớp gối, từ đó có cách xác định mức độ nghiêm trọng của chấn thương và kịp thời thăm khám để được điều trị tốt nhất.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám Cơ Xương Khớp Tuệ Châu, Quý khách vui lòng liên hệ:

  • Địa chỉ: Tầng 1, Tòa A5, Chung cư Học viện Quân Y (ngõ 205 Phùng Hưng, P. Phúc La, Hà Đông, Hà Nội)
  • Phone: 098 2204 666 & 0963 15 9119 (Zalo)
  • Website: phongkhamtuechau.com – phongkhamtuechau.vn
  • Email: lienhe@phongkhamtuechau.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat facebook Chat Zalo 0963 15 9119