Hành động ngay bảo vệ sức khỏe xương khớp mỗi ngày

Tình trạng đau nhức xương khớp là bệnh lý phổ biến gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động hàng ngày. Vì vậy, hãy chủ động các biện pháp phòng bệnh và bảo vệ xương khớp khỏe mạnh dẻo dai.

Các bệnh thường gặp về xương khớp

Bệnh về xương khớp thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi, tuy nhiên bệnh đang có xu hướng trẻ hóa mọi lứa tuổi và số lượng ngày càng tăng. Nguyên nhân bệnh xương khớp do các yếu tố như tuổi tác, di truyền, cân nặng, thời tiết, thiếu vitamin D, thiếu vận động, lối sống, lao động nặng, mang giày dép cao, chấn thương khớp, một số thuốc điều trị bệnh lý mãn tính có tác dụng phụ gây loãng xương,…

Một số bệnh về xương khớp thường gặp
Một số bệnh về xương khớp thường gặp

Tìm hiểu về các bệnh xương khớp thường gặp giúp bạn hiểu rõ hơn và chủ động các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

1. Thấp khớp

Thấp khớp là một trong những bệnh lý mạn tính về xương khớp phổ biến nhất trong độ tuổi trung niên, trong đó tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn so với nam giới. Là bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch (bệnh tự miễn) và rất khó điều trị khỏi hoàn toàn.

Triệu chứng viêm khớp gây sưng đau ở vị trí các khớp, nhất là ở các khớp nhỏ của bàn tay, khớp gối, cổ chân, khuỷu chân, bàn chân,…

2. Thoái hóa khớp

Sụn khớp là lớp đệm bao phủ bề mặt xương, cấu tạo tế bào sụn có chức năng bảo vệ, làm giảm ma sát trong khớp. Thoái hóa khớp là tình trạng lớp sụn bảo vệ các đầu xương bị hư hại, tổn thương khiến các đầu xương cọ xát vào nhau gây sưng đau.

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở một vị trí khớp hay cùng lúc nhiều vị trí khớp (đa khớp). Vị trí thoái hóa khớp thường gặp như thoái hóa khớp gối, khớp háng, khớp cổ tay, khớp bàn tay, khớp cổ chân và đốt sống cổ.

Thoái hóa khớp khiến người bệnh đau nhức, khó chịu, hạn chế khả năng vận động, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.

3. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là khi lớp nhân nhầy ở đĩa đệm tràn ra bên ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh, gây ra bệnh rễ thần kinh. Nguyên nhân do các yếu tố như di truyền, lao động sai tư thế, vận động, thoái hóa tự nhiên, bị tai nạn, chấn thương cột sống gây nên. Thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi.

Triệu chứng thường gặp tê nhức lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hoặc đau từ vùng cổ, gáy rồi lan ra hai vai, lan xuống cánh tay, bàn tay,…

4. Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là tình trạng cơn đau lan từ mông xuống dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, chấn thương, viêm khớp.

5. Bệnh Gout

Bệnh gout rất phổ biến và thường gặp ở lứa tuổi trung niên, bệnh xảy ra khi có sự rối loạn chuyển hóa nhân purin trong cơ thể, từ đó làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu. Nguyên nhân gây tăng axit uric trong máu do ăn quá nhiều thực phẩm có chứa purin như thịt bò, hải sản, nội tạng động vật và lạm dụng rượu bia,…

Triệu chứng thường gặp là sưng, nóng, đỏ và đau dữ dội các khớp trong vài ngày sau đó tự khỏi. Tuy nhiên, cơn đau sẽ kéo dài và tăng lên theo tiến triển của bệnh sẽ để lại di chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

6. Loãng xương

Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của mô xương dẫn đến giảm quá trình tái tạo xương nhưng lại tăng nhanh quá trình huỷ xương, làm tăng nguy cơ gãy xương. Nguyên nhân loãng xương do thay đổi nội tiết tố, tuổi tác, dùng thuốc, vì vậy bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi, phụ nữ sau mãn kinh, những người suy dinh dưỡng, sử dụng corticoid kéo dài.…

Hầu hết bệnh lý xương khớp ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ nhận thấy các cơn đau nhức xương khớp ở mức độ nhẹ và chủ quan không điều trị, cơn đau kéo dài, tình trạng yếu cơ xuất hiện và ngày càng tăng lên sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, công việc và hoạt động hàng ngày.

Nếu không được điều trị kịp thời, xương khớp tổn thương nghiêm trọng gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hành động phòng bệnh, bảo vệ xương khớp

Phần lớn các bệnh cơ xương khớp rất khó điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, do đó, bạn nên có biện pháp chủ động phòng ngừa và bảo vệ xương khớp khỏe mạnh.

  • Chế độ dinh dưỡng giàu canxi, vitamin và dưỡng chất: Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, cá, tôm… và các loại rau quả cung cấp các vitamin nhóm B, C, E, khoáng chất kali, magie.
  • Vận động thường xuyên, tránh luyện tập cường độ mạnh: Tập luyện thể thao, vận động tay chân với cường độ vừa phải giúp cơ bắp và xương chắc khỏe hơn, đồng thời giúp lưu thông máu tốt hơn. Lưu ý, chế độ luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe, không nên luyện tập quá sức gây áp lực lên xương khớp.
  • Vận động thường xuyên, tránh luyện tập cường độ mạnh: Tập luyện thể thao, vận động tay chân với cường độ vừa phải giúp cơ bắp và xương chắc khỏe hơn, đồng thời giúp lưu thông máu tốt hơn. Lưu ý, chế độ luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe, không nên luyện tập quá sức gây áp lực lên xương khớp.
  • Không mang vác vật nặng: Hạn chế mang vác các vật nặng để giảm nguy cơ gây tổn thương xương khớp.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý: Tình trạng béo phì sẽ làm tổn thương tới các khớp, vì vậy bạn cần điều chỉnh cân nặng hợp lý nhằm giảm bớt sức nặng lên khớp. Bên cạnh đó, tăng cân hay giảm cân đột ngột có thể gây ảnh hưởng đến xương khớp, bạn nên duy trì cân nặng ổn định, giảm cân đúng cách để bảo vệ xương khớp tốt hơn.
  • Bổ sung các thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp: Tùy cơ địa và tình trạng thực tế của mỗi người, bạn nên kiểm tra sức khỏe và được bác sĩ hướng dẫn, tư vấn trước khi sử dụng thực phẩm hỗ trợ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat facebook Chat Zalo 0963 15 9119