6 chấn thương khi chơi cầu lông thường gặp và cách khắc phục

Cũng như các bộ môn thể thao khác, bạn có thể gặp các chấn thương khi chơi cầu lông ở nhiều vị trí trên cơ thể như cổ tay, bàn tay, cột sống,…. Các chấn thương này cần được khắc phục đúng cách nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm về sau. Cùng Tuệ Châu tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé !

Chấn thương khi chơi cầu lông

1. Điểm danh những chấn thương trong cầu lông phổ biến

Các chấn thương khi chơi cầu lông có thể kể đến như:

1.1. Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay 

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay (còn được gọi là viêm mỏm trên cầu xương cánh tay) là tình trạng một trong các gân cơ duỗi bám vào mỏm lồi cầu ngoài của xương khuỷu tay bị đau, sưng, viêm. Loại chấn thương này có triệu chứng đau lan rộng ở phần cẳng tay và cổ tay. Cùng với một số dấu hiệu khác như tê rần hoặc nóng ran ở vùng khuỷu tay, nặng hơn là lan xuống các ngón tay gây hạn chế trong vận động.

Nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm, viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay có thể tái phát và phát triển thành bệnh mãn tính.

1.2. Viêm lồi cầu trong xương cánh tay

Loại chấn thương này tương tự như viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay, nhưng khác ở vị trí đau nằm bên trong khuỷu tay. Bệnh nhân bị viêm lồi cầu trong xương cánh tay thường bị đau vùng lồi cầu trong cánh tay, có thể lan xuống phần cẳng tay và bên trong mu bàn tay. Ngoài ra, người bị chấn thương này bị hạn chế một số động tác như mở cửa, nâng vật nặng,… 

Chấn thương viêm lồi cầu trong xương cánh tay cần được khắc phục sớm để hạn chế các biến chứng như thoái hóa, xơ hóa gân duỗi ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

1.3. Bong gân 

Bong gân là một trong những chấn thương thường gặp khi chơi cầu lông. Tình trạng này xảy ra khi dây chằng xung quanh khớp bị kéo căng quá mức dẫn đến tổn thương hoặc bị rách. Khu vực bị bong gân bị sưng đau, nổi vết bầm tím, khiến người bệnh đi đứng khó khăn hoặc không thể cử động khớp thoải mái.

Nếu chấn thương bong gân kéo dài, không được điều trị đúng cách thì có thể dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng xấu đến cấu trúc xương và khớp.

1.4. Viêm bao gân cổ tay

Viêm bao gân cổ tay là hiện tượng các mô mềm quanh cổ tay bị viêm, khiến người bệnh bị đau khi hoạt động cổ tay. Triệu chứng của loại chấn thương này bao gồm: cử động bàn tay và cổ tay khó khăn, có cảm giác căng cơ, căng khớp, gân cổ tay bị sưng đau, có trường hợp kèm theo sốt.

Viêm bao gân cần được điều trị ngay khi phát hiện để hạn chế bệnh phát triển, dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như xơ cứng bì hay nhiễm trùng lan rộng.

1.5. Đau lưng cột sống

Đau lưng cột sống khởi phát với những cơn đau dữ dội lan rộng ở hai bên lưng, diễn ra từ 1-2 ngày hoặc kéo dài cả tuần. Nếu không có biện pháp khắc phục phù hợp hoặc điều trị sai cách, chấn thương này có thể trở thành bệnh mãn tính, gây ra tổn thương hệ xương khớp, cột sống.

1.6. Căng cơ

Khi nhắc đến các chấn thương khi chơi cầu lông thì không thể bỏ qua hiện tượng căng cơ. Đau căng cơ xuất hiện khi cơ bị kéo giãn quá mức, dẫn đến tình trạng các sợi cơ bị rách hoặc rách hoàn toàn. Thông thường, các cơn đau do căng cơ thường gặp ở các vị trí như cổ, vai gáy và thắt lưng, khiến người bệnh cử động khó khăn, bị chuột rút, thậm chí là mất khả năng vận động nếu bị căng cơ ở mức độ nặng. Trường hợp chấn thương đột ngột có thể kèm theo dấu hiệu sưng đỏ, bầm tím. 

Chấn thương căng cơ trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như thoái hóa cột sống lưng, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm.

1.7. Đứt dây chằng đầu gối

Hiện tượng đứt dây chằng đầu gối diễn ra khi một hoặc nhiều dây chằng đầu gối bị đứt, rách. Khi bị chấn thương này, người bệnh có thể nghe thấy tiếng “rắc” khi bị thương kèm theo cơn đau đột ngột và dữ dội. Sau khi bị thương khoảng 24 giờ, chỗ đau sẽ bắt đầu sưng lên.

Về lâu dài, nếu không có giải pháp điều trị đứt dây chằng gối phù hợp có thể gây ra tình trạng teo cơ đùi, khiến người bệnh gặp trở ngại trong đi lại, hoặc tệ hơn là bị thoái hóa khớp gối.

Chấn thương khi chơi cầu lông
Chấn thương khi chơi cầu lông

2. Bị chấn thương khi chơi cầu lông nên làm gì?

Khi bị chấn thương, người bệnh có thể giảm đau bằng những cách như sau:

  • Nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển và vận động để ngăn tổn thương lan rộng. 
  • Chườm đá lên vùng bị thương khoảng 2-3 giờ/lần, mỗi lần trong khoảng 20 phút giúp giảm tình trạng sưng tấy và hạn chế chảy máu.
  • Dùng băng thun quấn ép quanh vị trí bị tổn thương để giảm sưng đau và chảy  máu. 
  • Kê các bộ phận có tổn thương cao hơn so với tim để giảm đau sưng, giúp máu chảy ngược về tim. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp, tránh chủ quan khiến chấn thương nặng hơn.

3. Cách phòng tránh chấn thương trong quá trình chơi cầu lông

Sau đây là những cách phòng tránh chấn thương khi chơi bộ môn thể thao này:

  • Đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật để tránh gặp chấn thương.
  • Lưu ý khởi động thật kỹ trước khi chơi.
  • Vận động ở cường độ hợp lý, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh quá sức khiến các cơ, khớp bị áp lực gây tổn thương.
  • Nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện tổn thương trong quá trình chơi cầu lông.
  • Tránh tiếp đất bằng đầu gối, cổ tay khi bị ngã.

Ngoài ra, đối với những vận động viên cầu lông chuyên nghiệp, để phục hồi cơ và có khả năng “chiến đấu” thăng hoa trong những trận đấu kế tiếp, cần có liệu trình phục hồi chuyên biệt.

Không chỉ vận động viên thi đấu mà người bình thường vẫn có thể bị chấn thương khi chơi cầu lông nếu sai kỹ thuật. Vì thế, khi chơi thể thao, bạn cần lưu ý khởi động thật kỹ và nên đến bác sĩ để được kiểm tra khi bị chấn thương, tuyệt đối không nên chủ quan dẫn đến rủi ro cho sức khỏe nhé! 

>> Đặt hẹn với phòng khám Tuệ Châu TẠI ĐÂY để kiểm tra chấn thương, phục hồi khả năng vận động nhanh chóng, hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat facebook Chat Zalo 0963 15 9119